Đánh bóng bề mặt lòng khuôn ép nhựa là công đoạn phức tạp, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao để cho ra đời sản phẩm nhựa chất lượng. Trong bài viết này, Việt Chuẩn sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích và những lưu ý khi thực hiện đánh bóng bề mặt lòng khuôn ép nhựa.
Lợi ích của việc đánh bóng bề mặt lòng khuôn theo đúng yêu cầu kỹ thuật
Khuôn mẫu trong công nghệ ép phun cần phải có các thông số kỹ thuật chính xác, yêu cầu độ bóng bề mặt cao. Việc đánh bóng bề mặt lòng khuôn theo đúng yêu cầu kỹ thuật là thật sự cần thiết, là cơ sở nâng cao chất lượng khuôn mẫu, lợi ích của nó được thể hiện rõ ràng, giúp thuận lợi cho quá trình gia công ép nhựa:
- Đẩy sản phẩm nhựa thành phẩm ra khuôn ép một cách đơn giản
- Hạn chế sự mài mòn khuôn trong quá trình gia công ép nhựa
- Giảm thiểu sự nứt gãy sản phẩm nhựa khi chịu tác động của nhiệt độ cao trong quá trình ép nhựa
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm nhựa
Để thực hiện được việc đánh bóng lòng khuôn theo yêu cầu kỹ thuật trên thực tế không hề đơn giản. Trong trường hợp khuôn chưa đạt độ bóng tiêu chuẩn hoặc độ bóng quá cao đều gây tác động tiêu cực đến chất lượng khuôn và sản phẩm nhựa thành phẩm.
Lưu ý khi thực hiện đánh bóng bề mặt lòng khuôn ép nhựa
Các sản phẩm nhựa khác nhau sẽ đòi hỏi độ bóng bề mặt lòng khuôn ép nhựa khác nhau. Khi thực hiện đánh bóng bề mặt lòng khuôn ép nhựa cần lưu ý các vấn đề sau:
Xác định tình trạng bề mặt lòng khuôn cần đánh bóng
Trước khi tiến hành đánh bóng, cần phải xác định tình trạng bề mặt lòng khuôn để có những phương án hợp lý, tăng hiệu quả gia công. Một số lỗi thường gặp ở lòng khuôn cần phải tiến hành gia công chỉnh sửa trước khi đánh bóng gồm có:
- Bề mặt lòng khuôn gặp trạng thái nhấp nhô, lồi lõm lớn.
- Các vết trầy xước bề mặt
- Các vết rỗ, tróc bề mặt có khả năng gây cản trở quá trình đánh bóng
Một số yếu tố gây ảnh hưởng tới kỹ thuật đánh bóng bề mặt lòng khuôn
Kỹ thuật đánh bóng bề mặt khuôn cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố như vật liệu thép dùng làm khuôn, quá trình nhiệt luyện khuôn và kỹ thuật thực hiện đánh bóng khuôn.
- Vật liệu thép dùng làm khuôn: Loại vật liệu thép có thể được sử dụng làm khuôn ép nhựa vô cùng đa dạng và cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới độ bóng bề mặt khuôn. Chọn loại vật liệu thép phù hợp tùy vào loại vật liệu nhựa sử dụng là một trong những yếu tố đảm bảo độ bóng của khuôn.
- Quá trình thực hiện nhiệt luyện khuôn: Sản phẩm khuôn mẫu với độ cứng cao sẽ gây khó khăn cho quá trình đánh bóng bề mặt lòng khuôn.
- Kỹ thuật đánh bóng khuôn ép nhựa: Mỗi loại thép khác nhau sẽ có yêu cầu độ bóng khuôn ép nhựa khác nhau. Kỹ thuật mài phôi đạt tiêu chuẩn chất lượng cao thì đánh bóng tiêu chuẩn mong muốn một cách nhanh chóng.
Lưu ý khi thực hiện đánh bóng bề mặt lòng khuôn ép nhựa
Chúng ta cần chú ý một số yếu tố khi tiến hành đánh bóng bề mặt lòng khuôn ép nhựa phải lưu ý thực hiện:
- Thực hiện việc đánh bóng bề mặt khuôn ở một khu vực riêng, ít bụi bặm
- Các loại bột nhám cần phải sử phù hợp với dụng cụ đánh bóng theo yêu cầu và phải được bảo quản nghiêm ngặt.
- Bột nhám cần được đặt trên dụng cụ nếu tiến hành đánh bóng bằng tay và ở trên chi tiết khuôn trong trường hợp thực hiện bằng máy.
- Chỉ số áp suất trong quá trình đánh bóng được điều chỉnh phụ thuộc vào độ cứng của dụng cụ sử dụng và kích cỡ bột nhám.
- Sử dụng bột nhám thô nếu bề mặt đánh bóng yêu cầu phải xử lý nhiều.
- Tiến hành đánh bóng trước ở những vị trí góc cạnh.
Đánh bóng khuôn ép nhựa là công việc đặc biệt quan trọng, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm nhựa thành phẩm.
Công ty CP Việt Chuẩn chuyên cung cấp khuôn ép nhựa với chất lượng hoàn hảo, kỹ thuật đánh bóng lòng khuôn ép nhựa trình độ cao. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu và hợp tác, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ https://www.vietchuan.vn/