Quá trình bảo dưỡng khuôn ép nhựa là yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp máy móc vận hành trơn tru, tiết kiệm đáng kể thời gian và tiền bạc. Bảo dưỡng khuôn ép nhựa đúng kỹ thuật là cơ sở quyết định đến chất lượng khuôn cho những chu trình ép nhựa tiếp theo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề bảo dưỡng khuôn ép nhựa trong sản xuất.
Mỗi số lỗi thường gặp khi không bảo dưỡng khuôn ép nhựa thường xuyên.
Khuôn ép nhựa có khả năng sử dụng nhiều lần trong khoảng thời gian dài. Thế nhưng, việc sử dụng khuôn ép nhựa lâu ngày sẽ làm khuôn không còn đảm bảo chất lượng sản phẩm như ban đầu. Nếu không bảo dưỡng khuôn ép nhựa kỹ càng sẽ xảy ra quá trình xuống cấp trầm trọng. Các lỗi thường gặp được thể hiện trực tiếp trên sản phẩm gồm có:
- Sản phẩm bị biến dạng, lõm hoặc lỗ trống…
- Sản phẩm bị khuyết liệu không thể điền đầy
- Cháy trên bề mặt sản phẩm
- Sản phẩm bị giòn dễ nứt, gãy, vỡ.
- Sản phẩm bị biến màu
- Sản phẩm bị dính dầu
- Sản phẩm bị tróc bề mặt nhựa
- Sản phẩm bị lỗi bavia (dư thừa nhựa)
Ngoài các lỗi thể hiện trên sản phẩm, nếu không bảo dưỡng khuôn ép nhựa cẩn thận có khả năng lỗi xảy ra trên chính các bộ phận của khuôn.
- Gãy linh kiện khuôn
- Bề mặt khuôn bị oxy hóa, gỉ sét…
- Linh kiện bị mài mòn, biến dạng
Cách khắc phục các lỗi thường gặp bảo dưỡng khuôn ép nhựa.
- Với hiện tượng cháy bề mặt sản phẩm cần phải thiết kế lại hệ thống thoát khí hoặc bố trí thêm các ty thoát khí vào khuôn. Bên cạnh đó, cần chú ý thiết kế bề dày sản phẩm sao cho hợp lý.
- Với sản phẩm giòn dễ nứt, gãy, vỡ: nguyên nhân có thể xuất phát từ vòi phun, kênh dẫn hoặc cuống phun, vì vậy cần thiết kế lại hệ thống phun nhựa cho hợp lý để khắc phục tình trạng này.
- Tróc bề mặt làm sản phẩm nhựa là lỗi nghiêm trọng và sản phẩm sẽ không đạt tiêu chuẩn và bị loại bỏ ngay sau khi được ép. Nguyên nhân nằm ở vấn đề khuôn mẫu, lúc này cần làm trơn láng các góc cạnh sắc nhọn của miệng phun, kênh dẫn.
- Sản phẩm bị biến màu thường do khuôn, cần khắc phục bằng cách thiết kế lại hệ thống kênh dẫn nhựa thích hợp nhằm làm giảm nhiệt ma sát sinh ra quá nhiệt.
- Bavia không phải là lỗi nghiêm trọng nhưng là lỗi thường gặp nhất khi sản phẩm nhựa ép ra. Lỗi này làm tốn thời gian và công sức do phải gia công loại bỏ nhựa dư thừa. Để không xảy ra hiện tượng này trên sản phẩm, khi bảo dưỡng khuôn cần chú ý đến độ khít và độ sạch sẽ ở mặt phân khuôn.
Trong quá trình thực hiện việc bảo dưỡng khuôn ép nhựa, chúng ta sẽ phát hiện những lỗi cụ thể và có hướng khắc phục rõ ràng, hiệu quả.
Các hạng mục cần bảo dưỡng khuôn ép nhựa
Trong công tác bảo dưỡng khuôn ép nhựa, một số hạng mục cần lưu ý khi bao gồm:
- Kiểm tra và thay thế pin đẩy.
- Vệ sinh lòng khuôn sạch sẽ loại bỏ tình trạng sản phẩm bị dính dầu.
- Kiểm tra các đường thoát khí, thoát gas xem có bị nghẹt không để khắc phục kịp thời.
- Kiểm tra độ mòn của các chốt dẫn hướng, bạc dẫn hướng.
- Kiểm tra các vị trí cắt keo đặc biệt để tránh tình trạng bavia.
- Kiểm tra độ mài mòn linh kiện đặc biệt đối với các vị trí cổng vào, vị trí mặt phân khuôn.
- Kiểm tra lực đẩy của hệ thống lò xo có đáp ứng yêu cầu không.
- Kiểm tra độ võng của tấm khuôn di động
- Kiểm tra trạng thái vặn chặt của bulong.
- Kiểm tra tình trạng gỉ sét của đường nước làm mát.
- Kiểm tra tính an toàn đường dây của hệ thống khuôn hotrunner hay khuôn gia nhiệt.
- Kiểm tra tình trạng dầu mỡ bôi trơn nhiệt gồm chốt đẩy, chốt xiên, chốt dẫn hướng, Slide Core – loose, rãnh trượt slide.
Bảo dưỡng khuôn ép nhựa là yếu tố quan trọng tối ưu hóa hiệu quả sản xuất sản phẩm của khách hàng. Bởi trên thực tế, chi phí chế tạo khuôn mẫu cho ép nhựa đã tiêu tốn khá nhiều tiền bạc. Vì vậy, việc bảo dưỡng khuôn ép nhựa của khách hàng sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng khuôn và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hy vọng qua bài viết này Việt Chuẩn sẽ có thể giúp bạn chú ý hơn vấn đề bảo dưỡng khuôn ép nhựa.